KIẾN THỨC CHUNG VỀ BẢO HIỂM
Kiến thức chung về bảo hiểm
Kiến thức chung về bảo hiểm, những quyền lợi chi phí, nguyên tắc, số tiền bồi thường cơ bản giúp bạn hiểu hơn trước khi quyết định mua bảo hiểm
SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA BẢO HIỂM
- Sự tồn tại các loại rủi ro là nguồn gốc phát sinh hoạt động dự trữ, bảo hiểm.
- Những biện pháp xử lý rủi ro:
- Biện pháp phòng tránh, hạn chế tổn thất gồm:
+ Né tránh rủi ro: là biện pháp thụ động, nhưng có thể sử dụng đối với một số rủi ro bất khả kháng nguy hiểm.
+ Phong toả rủi ro: là tạo ra những rào chắn trên tất cả các phương diện liên quan. Có thể sử dụng biện pháp này đối với rủi ro hối đoái, rủi ro tăng giá hàng hóa.
+ Tổ chức các biện pháp phòng tránh: để ngăn chặn, giảm bớt rủi ro, hạn chế tổn thất.
- Biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro gồm:
+ Chấp nhận tự gánh chịu: Tiết kiệm, lập quỹ dự trữ, dự phòng.
+ Chuyển nhượng rủi ro: chuyển giao rủi ro từ một tổ chức hoặc cá nhân sang một tổ chức khác thông qua các hợp đồng. Bên chuyển giao sẽ phải trả một khoản tiền nhất định và sẽ được nhận bồi thường. Theo như thỏa thuận từ bên nhận chuyển giao rủi ro nếu tổn thất do rủi ro gây ra.
Hình thức chuyển giao rủi ro này chính là nội dung của hoạt động bảo hiểm. Có nhiều loại quỹ dự trữ, bảo hiểm hoạt động theo cơ chế đó. Ở Việt nam hiện nay có: dự trữ quốc gia; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Bảo hiểm thương mại là một trong số đó.
KHÁI NIỆM, SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI
- Khái niệm
Bảo hiểm là phương sách xử lý rủi ro, nhờ đó việc chuyển giao, phân tán rủi ro trong từng nhóm người được thực hiện. Thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm.
- Sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm thương mại
- Bảo hiểm thương mại trên thế giới:
+ Quỹ tương trợ: 2.500 năm trước CN những người thợ đẽo đá Ai Cập đã biết lập quỹ để giúp những người bị nạn
+ Vay mượn lãi suất cao: khoảng năm 1.700 trước ở Babylon đã xuất hiện hệ thống này. Điểm đáng chú ý là nếu hàng hóa gặp rủi ro, tổn thất thì người vay không phải trả khoản tiền đã vay.
+ Thoả thuận trả một khoản tiền nhất định để được đảm bảo giá trị của tầu thuyền và hàng hoá chuyên chở.
+ Thế kỷ 14, những thoả thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động buôn bán hàng hoá bằng đường biển.
Các nghiệp vụ bảo hiểm được ra đời và phát triển theo trình tự sau:
– Bảo hiểm hàng hải
– Bảo hiểm tài sản hoả hoạn
– Bảo hiểm nhân thọ
– Bảo hiểm mô tô, máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự . . .
-
Bảo hiểm thương mại ở Việt nam:
+ Ngày 17/12/1964 Bảo Việt ra đời và thời gian đầu tiến hành những nghiệp vụ chủ yếu là: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm thân tầu và tái bảo hiểm.
+ Đến ngày 18/12/1993 Nghị định 100/CP của Chính phủ đã chấm dứt sự độc quyền của Bảo Việt, ra đời các Công ty bảo hiểm như:
– Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh)
– Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
– Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)
– Công ty bảo hiểm Dầu khí (PVIC)
– Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện (PTI)
– Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm SAMSUNG-VINA
– Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC)
– Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA)
– Công ty liên doanh bảo hiểm Việt – Úc (BIDV-QBE)
– Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS)
– Công ty TNHH bảo hiểm tổng hợp GROUPAMA Việt nam
– Công ty LD TNHH bảo hiểm Châu Á – Ngân hàng công thương VN
– …
+ Đến nay số các Công ty 100% vốn nước ngoài, Công ty môi giới bảo hiểm, Công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài. Trong các lĩnh vực bảo hiểm Nhân thọ và Phi nhân thọ ngày càng tăng.
CÁC KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRONG KIẾN THỨC CHUNG BẢO HIỂM
- Rủi ro:
Rủi ro là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại. Hoặc mang lại kết quả không như dự tính. Rủi ro được đề cập đến trên 2 khía cạnh:
– Một sự không chắc chắn.
– Một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi.
- Rủi ro có thể được bảo hiểm:
phải xét trên 2 mặt:
– Kỹ thuật nghiệp vụ:
+ Chỉ bảo hiểm cho những sự cố hoàn toàn ngẫu nhiên đối với người được bảo hiểm.
+ Người bảo hiểm chỉ được chấp nhận bảo hiểm cho những rủi ro mà hậu quả, tổn thất có thể quy được về mặt vật chất, lượng hoá thành tiền.
– Pháp lý: phải đảm bảo không vi phạm pháp luật
-
Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ:
– Rủi ro được bảo hiểm: là rủi ro đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm, nếu xảy ra gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến đối tượng bảo hiểm. Sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của người bảo hiểm.
– Rủi ro loại trừ: là rủi ro không được thoả thuận dù có gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm
- Đối tượng bảo hiểm: Có nhiều loại, có thể xếp chúng vào 3 nhóm:
– Tài sản.
– Trách nhiệm dân sự.
– Tính mạng, sức khoẻ, khả năng lao động của con người
- Giá trị bảo hiểm: (được sử dụng trong bảo hiểm tài sản)
– Là giá trị bằng tiền của tài sản.
– Giá trị đó thường được xác định bằng giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm ký kết hợp đồng.
-
Số tiền bảo hiểm/mức trách nhiệm bảo hiểm
– Số tiền bảo hiểm/mức trách nhiệm bảo hiểm là khoản tiền nhất định, ghi trong Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm (GCNBH) để xác định giới hạn trách
nhiệm của người bảo hiểm trong bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
– Giới hạn trách nhiệm được tính cho một sự cố (một vụ) hoặc cho cả một thời hạn hợp đồng. Đối với nhóm bảo hiểm tài sản, con người giới hạn trách nhiệm đó gọi là số tiền bảo hiểm. Đối với nhóm bảo hiểm trách nhiệm được gọi là mức trách nhiệm bảo hiểm đối với người và/hoặc đối với tài sản.
– Đối với bảo hiểm tài sản việc thoả thuận về số tiền bảo hiểm còn phải căn cứ vào giá trị bảo hiểm. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm không được vượt quá giá trị bảo hiểm. Tuy nhiên thực tế vẫn phát sinh các trường hợp sau:
+ Số tiền bảo hiểm < giá trị bảo hiểm, được gọi là bảo hiểm dưới giá trị.
+ Số tiền bảo hiểm = giá trị bảo hiểm, được gọi là bảo hiểm bằng giá trị (hoặc đúng giá trị).
+ Số tiền bảo hiểm > giá trị bảo hiểm, được gọi là bảo hiểm trên giá trị.
-
Phí bảo hiểm
Là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả để nhận được sự đảm bảo trước đối với các rủi ro mà người bảo hiểm đã chấp nhận, được gọi là giá của dịch vụ bảo hiểm.
- Bồi thường, trả tiền bảo hiểm
-
- Bồi thường:
Là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết của hợp đồng, chi trả khoản tiền nhất định nhằm đền bù cho người được bảo hiểm khi có sự cố bảo hiểm xẩy ra thiệt hại vật chất cho họ. Thuật ngữ này được sử dụng trong bảo hiểm thiệt hại tài sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS).
-
- Trả tiền bảo hiểm:
Là việc người bảo hiểm thực hiện cam kết trả một khoản tiền nhất định theo những quy định trong hợp đồng. Thuật ngữ này áp dụng trong bảo hiểm con người.
-
Giám định bảo hiểm
Giám định bảo hiểm là quá trình xem xét đánh giá, phân tích sự kiện xảy ra để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Giám định được tiến hành bởi giám định viên của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc giám định viên độc lập.
- Mức miễn thường và mức khấu trừ
- Mức miễn thường (Mức miễn bồi thường không khấu trừ): là phần giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu trong mọi trường hợp và không bị trừ vào khoản tiền bồi thường.
-
- Mức khấu trừ (Mức miễn bồi thường có khấu trừ): là phần giá trị tổn thất mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu trong mọi trường hợp và sẽ bị trừ vào khoản tiền bồi thường.
- Mục đích của việc áp dụng mức miễn thường và mức khấu trừ: là nhằm bắt buộc Người được bảo hiểm nâng cao trách nhiệm trong việc đề phòng hạn chế tổn thất. Đối với tài sản của họ và tránh cho Người bảo hiểm phải giải quyết các tổn thất quá nhỏ. Đôi khi vượt quá chi phí hành chính nếu tiến hành giải quyết bồi thường.
- Bảo hiểm trùng:
Là thuật ngữ dùng để chỉ trường hợp một đối tượng bảo hiểm tham gia bảo hiểm bởi hai hợp đồng trở lên cùng với một điều kiện và sự kiện giống nhau.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM
- Nguyên tắc bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn
Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một rủi ro tức là bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai hoạ xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người. Chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro gây ra chứ không phải những thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối
Theo nguyên tắc này, hai bên của mối quan hệ bảo hiểm: người bảo hiểm và người được bảo hiểm – phải tuyệt đối thành thật với nhau, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Nếu một trong hai bên vi phạm thì hợp đồng bảo hiểm trở nên không có hiệu lực.
Các bên có bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo. Yếu tố quan trọng “là bất kỳ yếu tố nào có ảnh hưởng đến việc chấp nhận bảo hiểm và giải quyết quyền lợi bảo hiểm”.
Không khai báo đầy đủ các yếu tố quan trọng là vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối và dẫn đến có thể phá vỡ hợp đồng bảo hiểm.
-
Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm
– Người có lợi ích bảo hiểm là người bị thiệt hại về tài chính khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro. Người bị thiệt hại khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro có thể là người chủ sở hữu về đối tượng bảo hiểm đó. Người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản.
– Lợi ích bảo hiểm có ý nghĩa to lớn trong bảo hiểm. Có lợi ích bảo hiểm mới được ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải có lợi ích bảo hiểm rồi mới được bồi thường.
- Nguyên tắc bồi thường
Khôi phục lại tình trạng tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm (chỉ áp dụng trong bảo hiểm thiệt hại).
– Giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng quản lý tín dụng nội bộ. Giảm dự phòng nợ xấu.
Với những ưu điểm trên, Bảo hiểm Quân đội mong muốn trong tương lai sẽ luôn được đồng hành cùng doanh nghiệp. Sẽ là tấm áo giáp an toàn giúp các doanh nghiệp Việt vươn ra biển lớn.
CÔNG TY BẢO HIỂM MIC ĐÔNG SÀI GÒN
Địa chỉ: 46 Đường 12, Kp.5, Phường Hiệp Bình Chánh, Tp, HCM
Email: hungnm2@mic.vn
Hotline: 0979.407.788 – 0914.798.239
Website: http://micdongsaigon.com.vn/