BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP

1

 Con người là tài sản vốn quý, do đó không có bất cứ thứ gì có thể đánh đổi được với sức khỏe và sinh mạng của chúng ta. Vừa qua, vấn nạn thực phẩm bẩn gây ngộ độc tập thể là hồi chuông cảnh báo với trường học, bếp ăn tập thể trên địa bàn cả nước.

“Sau một thời gian điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng, hiện đã có hơn 100 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã xuất viện, vẫn còn 27 người khác đang còn nằm điều trị tại các cơ sở y tế.

“Sáng 19.9, ông Mai Văn Mười, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, liên quan vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng (trên đường Phan Châu Trinh, P.Minh An, TP.Hội An, Quảng Nam), ngành y tế tỉnh đã ghi nhận 144 người, trong đó có 34 người nước ngoài, bị ngộ độc” Nguồn: Báo Thanh Niên ngày 19/09/2023

“Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 12-2022, cả nước đã xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm với 758 người bị ngộ độc và 4 trường hợp tử vong (tăng 5 vụ ngộ độc, tăng 738 người bị ngộ độc và tăng 1 người tử vong so với tháng 11-2022). Như vậy, tính chung trong 12 tháng năm 2022, cả nước xảy ra 54 vụ ngộ độc thực phẩm, 1.359 người bị ngộ độc, trong đó có 18 người tử vong” Nguồn: Báo Hà nội mới ngày 31/12/2022

Số vụ ngộ độc thực phẩm gần đây có vẻ tăng lên đang làm cho nhiều người lo lắng, nhất là những phụ huynh có con đi học bán trú. 
“Chiều 25/11/2022, tại một trường tiểu học ở Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, sau bữa ăn và uống sữa do bếp ăn của trường tổ chức đã có 14 học sinh nôn ói, đau bụng và đã được đưa các em đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
 Trước đó, sự việc ngộ độc thực phẩm tập thể rất nghiêm trọng xảy ra tại Nha Trang khiến cho hơn 660 học sinh và giáo viên phải nhập viện, trong đó, 1 học sinh đã tử vong.
 Sau vụ việc đau lòng, đáng tiếc xảy ra ở Nha Trang, không chỉ các phụ huynh học sinh lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của con em mình mà sự việc vừa qua cũng là bài học để các cơ sở giáo dục trong cả nước nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.” –  Theo VOV online ngày 26/11/2022.
  • Một số ý kiến đóng góp về quản lý chất lượng các suất ăn công nghiệp tại Trường học

 Bên cạnh việc, tăng cường sự tham gia quản lý, kiểm soát của chính quyền, các ban ngành và đoàn thể ở địa phương. Thì nhà trường cần hiểu rằng trách nhiệm giám sát trước tiên thuộc về mình. Bởi nhà trường là người đứng ra tổ chức mời thầu tìm kiếm, lựa chọn, thương thảo hợp đồng với các đối tác cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp cho các học sinh tại trường. Cần xây dựng và ban hành bộ tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ trong đó điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ các thực phẩm được cung cấp, các tiêu chí về chất lượng, về vệ sinh, an toàn thực phẩm, yêu cầu bên cung cấp dịch vụ cung cấp đẩy đủ các loại giấy chứng nhận kiểm tra, kiẻm định, bằng cấp chứng chỉ có liên quan và đặc biệt là phải có Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cho các sất ăn công nghiệp  rồi mới xem xét đến giá dịch vụ để lựa chọn nhà cung cấp. Khi xảy ra sự việc trước hết nhà trường sẽ là người bị thiệt hại về mặt danh tiếng, uy tín chưa kể các trách nhiệm pháp lý khác tùy theo mức độ. Phụ huynh học sinh cần lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi quyền được tham gia trong hội đồng lựa chọn xét duyệt nhà cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp cùng với nhà trường, bên cạnh việc thành lập tổ giám sát chất lượng bữa ăn của học sinh luân phiên và đột xuất kiểm tra, giám sát, nhắc nhở nếu có vi phạm. Ngoài ra với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải hiểu rằng khi xảy ra việc ngộ độc thực phẩm trách nhiệm cao nhất thuộc về mình với các cơ quan chức năng, ngoài ra cần phải hiểu rằng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp là quan trọng do đó cần có lương tâm thật sự trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình.

  • Xét về khía cạnh luật pháp, trách nhiệm của Nhà trường tương tự như Doanh nghiệp khi xảy ra ngộ độc thực phẩm như sau:
 Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm trong bếp ăn tập thể của Doanh nghiệp, Giám đốc doanh nghiệp không phải là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với hành vi gây ngộ độc.
Để thể hiện trách nhiệm của Doanh nghiệp, Giám đốc/Tổng giám đốc đại diện cho doanh nghiệp:
  • Thực hiện các quy định về các loại Bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm… cho người lao động.
  • Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ cho người lao động bị ngộ độc.
 Hiện nay, theo các quy định của pháp luật lao động, ngộ độc thực phẩm không xác định là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, Doanh nghiệp có các trách nhiệm cụ thể trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm.
    • Về trách nhiệm dân sự.

 Theo quy định pháp luật, nếu bếp ăn tập thể là của nhà thầu thì trách nhiệm chịu chi phí điều trị, bồi thường thiệt hại thuộc về nhà thầu; trường hợp bếp ăn tập thể là của doanh nghiệp thì trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp.

Căn cứ pháp lý:

 Khoản 5 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm quy định: Tổ chức, cá nhân cung cấp thực phẩm mà gây ngộ độc phải chịu toàn bộ chi phí điều trị cho người bị ngộ độc và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

    • Về trách nhiệm hành chính.

  Hành vi vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm dẫn đến gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, tùy theo từng nhóm hành vi quy định tại Nghị định 91/2012/NĐ-CP. Trách nhiệm này đặt ra đối với nhà thầu hoặc doanh nghiệp có bếp ăn.

Căn cứ pháp lý đối với hành vi gây ngộ độc thực phẩm, điểm d khoản 3 Điều 20 Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Chủ nhà hàng ăn uống, khách sạn, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng – tin, bếp ăn tập thể xảy ra ngộ độc thực phẩm; chủ cơ sở nơi có căng – tin, bếp ăn tập thể xảy ra ngộ độc thực phẩm.
    • Về trách nhiệm hình sự

  Trách nhiệm hình sự phát sinh khi hành vi gây ra ngộ độc có lỗi cố ý, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Trách nhiệm này đặt ra đối với người có hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm.

 Căn cứ pháp lý tại Điều 244 BLHS 1999 sửa đổi quy định: Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ đó là thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Bảo hiểm trách nhiệm suất ăn công nghiệp của Bảo Hiểm MIC cung cấp cho Nhà trường & Doanh nghiệp và các tổ chức

    • Đối tượng tham gia bảo hiểm : Các doanh nghiệp cung cấp suất ăn công nghiệp, doanh nghiêp/nhà trường có các bếp ăn,..
    • Quyền lợi bảo hiểm: Tổng công ty bảo hiểm quân đội (MIC) bồi thường cho người được bảo hiểm: 
1. Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường 
  1.  Những tổn thất bất ngờ về người (thương tật hoặc ốm đau) của bên thứ ba 
  2. Những tổn thất bất ngờ về tài sản của bên thứ ba
 Gây nên bởi hàng hoá do Người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay đổi, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ qui định trong Giấy chứng  bảo hiểm.
2. Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng
  •   Mà bên nguyên đơn chống lại Người được bảo hiểm, được bồi 
  • Phát sinh với sự đồng ý của MIC bằng văn bản
Đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi  được bảo hiểm phải bồi thường và thuộc diện được bồi thường theo Đơn bảo hiểm này

Mức trách nhiệm:  Từ 1,000,000,000 đồng/vụ đến 22,000,000,000 đồng/vụ hoặc 50,000 USD đến 1,000,000 USD

      • Phí bảo hiểm: Tỷ lệ phí bảo hiểm x Mức trách nhiệm bảo hiểm + Phụ phí 1,000 VNĐ x Số suất ăn + VAT    Tỷ lệ phí bảo hiểm tùy theo mức trách nhiệm tham gia, Doanh thu thực thu ước tính năm, các điều khoản điều kiện về quyền lợi bảo hiểm.
      • Cơ sở tính doanh thu thực thu theo năm: Giá trị suất ăn x số suất ăn cung cấp/ngày x 365 ngày
      • Đơn bảo hiểm:  Đơn bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm và các điều khoản bổ sung dưới đây:
Bước 1: Tải về giấy yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm ( Tại Đây )
Bước 2: Điền thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm
Bước 3: Gửi lại giấy yêu cầu đã điền thông tin vào email: hungnm2@mic.vn
Bước 4: Sau 1 ngày làm việc, Quý Khách hàng sẽ nhận được bản báo giá và mẫu hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Quý khách vui lòng xác nhận qua Email có đồng ý tham gia bảo hiểm hay không
Bước 5: Công ty Bảo hiểm Quân Đội MIC phát hành hợp đồng và chuyển tới tận tay cho khách hàng. Quý khách hàng sau khi nhận hợp đồng có thể thanh toán phí bảo hiểm bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và hoàn thành việc mua bảo hiểm.
Mọi chi tiết, xin Quý khách vui lòng liên hệ Hotline MIC Đông Sài Gòn để được tư vấn

CÔNG TY BẢO HIỂM MIC ĐÔNG SÀI GÒN
Địa chỉ: Số 46 Đường số 12 , Khu phố 5 , Phường Hiệp Bình Chánh , Thành phố Thủ Đức , Thành phố Hồ Chí Minh

Email: hungnm2@mic.vn

Hotline, Zalo: 0979.40.7788                                 

Website: http://micdongsaigon.com.vn/

Form Đặt hàng

Tên Sản Phẩm

Tin Cùng chuyên mục

Back To Top