Tái bảo hiểm là gì? Các hình thức cơ bản của tái bảo hiểm?

Tái bảo hiểm là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh bảo hiểm. Trong đó nhà nước cho phép tiến hành tái bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Các doanh nghiệp gốc thực hiện tìm kiếm và xác lập bảo hiểm với khách hàng. Cùng tìm hiểu các hình thức tái bảo hiểm cơ bản:

1. Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi. Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm. Nội dung này được quy định Theo khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019.

Nhờ tái bảo hiểm mà các trách nhiệm được cân đối trên khả năng, năng lực thực tế.

Nhà bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác. Thực hiện trên cơ sở nhượng lại cho nhà bảo hiểm đó một phần chi phí bảo hiểm.

Tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc:

Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên nó luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc. Bản chất của nghĩa vụ bảo hiểm vẫn phải được đáp ứng. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành tái bảo hiểm để hoạt động của doanh nghiệp được ổn định, hiệu quả.

Hợp đồng tái bảo hiểm là một hợp đồng độc lập. Hợp đồng này được tiến hành giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, không phải với người bảo hiểm. Mối quan hệ hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và người bảo hiểm không bị đụng chạm tới. Họ vẫn được đảm bảo quyền và lợi ích như hợp đồng gốc đã ký.

Công ty bảo hiểm gốc vẫn có nghĩa vụ tự mình phải trả cho người được bảo hiểm quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm. Họ chỉ xác lập hợp đồng làm ăn, giao dịch với các doanh nghiệp bảo hiểm khác để đảm bảo khả năng hoạt động của mình.

Mặt khác, trong trường hợp có thiệt hại, hãng bảo hiểm gốc sẽ nhận được các khoản bồi hoàn (hay một phần) từ bên tái bảo hiểm, trong phạm vi rủi ro xảy ra đã được bảo hiểm lại. Do đó cần xác định các quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng của công ty nếu rủi ro xảy ra. Để đảm bảo khả năng cho khách hàng theo đúng năng lực công ty bảo hiểm đã thỏa thuận chi trả.

2. Thuật ngữ tiếng Anh:

Tái bảo hiểm tiếng Anh là Reinsurance.

3. Chức năng của tái bảo hiểm:

Đối với các thể loại khác nhau của tái bảo hiểm chức năng của chúng cũng khác nhau. Chức năng của tái bảo hiểm đi chủ yếu nhằm đảm bảo sự kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc. Từ đó mang đến lợi ích nếu hợp đồng bảo hiểm không phát sinh nghĩa vụ. Hoặc đảm bảo khả năng thanh toán nếu có rủi ro xảy ra trên thực tế.

Sự đảm bảo này phụ thuộc vào các dạng hợp đồng tái bảo hiểm và được thể hiện ở các mức độ khác nhau:

– Có thể giảm một cách tuyệt đối sự chênh lệch của kết quả kinh doanh trong lúc tỷ lệ phí và chi bồi thường vẫn giữ nguyên.

– Có thể loại trừ được những tổn thất lớn.

– Cũng có thể loại trừ được những tổn thất lớn và đồng thời cân bằng được chênh lệch do có nhiều tổn thất xảy ra.

4. Các hình thức cơ bản của tái bảo hiểm?

4.1. Tái bảo hiểm tạm thời:

Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn. Đây là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách riêng lẻ. Khi đó, toàn bộ nghĩa vụ cũng như nội dung thỏa thuận trong hợp đồng gốc không được chuyển giao toàn bộ.

– Các quyền hạn được xác định như sau:

Công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó.

Công ty bảo hiểm gốc có toàn quyền quyết định tái bảo hiểm. Như thực hiện cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là tuỳ họ. Họ được thực hiện quyết định đối với các nội dung bảo hiểm ngoài khả năng.

Công ty tái bảo hiểm có quyền nhận hay từ chối hoặc chỉ nhận tái bảo hiểm với một tỷ lệ mà họ cho là thích hợp. Để đảm bảo được các quyền và lợi ích liên quan, cũng như xác định được rủi ro có thể phải nhận. Công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ phải cung cấp cho công ty tái bảo hiểm mọi thông tin có liên quan đến dịch vụ được bảo hiểm.

Trên thực tế nhà tái bảo hiểm cũng tiến hành đánh giá mức độ rủi ro của dịch vụ rồi quyết định có nhận tái bảo hiểm hay không mà không cần đầy đủ các chi tiết.

– Ưu điểm:

– Cho phép các công ty bảo hiểm cạnh tranh để nhận những dịch vụ lớn nằm ngoài khả năng của mình. Trước tiên thực hiện các hợp đồng với khách hàng, sau đó thực hiện tái bảo hiểm đối với các nghĩa vụ nằm ngoài khả năng. Họ có thể sử dụng được chuyên môn nghiệp vụ và khả năng vốn của các thị trường tái bảo hiểm quốc tế.

– Cho phép công ty bảo hiểm gốc nhận những dịch vụ nằm ngoài phạm vi khả năng. Đảm bảo thực hiện theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng, giữ uy tín của công ty. Khi đó, họ không mất khách hàng cũ, thậm chí còn cho thấy năng lực làm việc của mình ở các khía cạnh khác nhau.

– Một nhóm các công ty bảo hiểm gốc có quan hệ thân thiết có khả năng trao đổi các rủi ro được đánh giá là tốt trên cơ sở tạm thời để tiến hành phân tán rủi ro và đảm bảo doanh thu ổn định.

– Nhược điểm:

– Đòi hỏi nhiều thời gian vì mỗi dịch vụ phải được giải quyết riêng lẻ.

– Gặp khó khăn khi có đối thủ cạnh tranh lớn.

4.2. Tái bảo hiểm cố định:

Tái bảo hiểm cố định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc. Theo đó công ty nhượng phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng. Khi đó, nội dung của hợp đồng gốc cũng được căn cứ toàn bộ để thực hiện hợp đồng tái bảo hiểm.

Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó. Tính chất toàn bộ đương nhiên theo kèm các lợi ích, rui ro có thể nhận về.

– Ưu điểm:

– Giúp công ty nhượng chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tham khảo ý kiến của của nhà tái bảo hiểm. Cũng như xác định được các quyền và lợi ích, nghĩa vụ liên quan. Do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết .

– Khả năng an toàn của công ty bảo hiểm được đảm bảo.

– Công ty tái bảo hiểm nhận được nhiều dịch vụ hơn so với việc nhận từng hợp đồng tạm thời đơn lẻ. Cũng như có được các lợi ích tốt hơn, chắc chắn hơn thay vì chỉ là những phần bảo hiểm có giá trị chi trả lớn.

– Nhà tái bảo hiểm có điều kiện thu được phí lớn, phù hợp với nguyên tắc “quy luật số đông”.

– Nhược điểm:

– Trong trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ vẫn phải đem tái đi trong khi khả năng tài chính của họ vẫn có khả năng đảm đương được.

– Nếu công ty nhượng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt sơ suất việc ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc thì hậu quả đối với các nhà tái bảo hiểm rất khó lường trước được. Khi đó, các rủi ro có thể lớn, và công ty nhận tái bảo hiểm phải thực hiện nhiều chi phí thanh toán.

4.3. Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc:

Là một hình thức bảo hiểm mà công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tất cả những dịch vụ mà mình nhận bảo hiểm. Họ được lựa chọn, cân đối các nhu cầu cũng như mục đích xác lập tái bảo hiểm.

Ngược lại nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã đưa vào thỏa thuận này với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã qui ước của hợp đồng tái bảo hiểm thỏa thuận. Để chắc chắn về các quyền lợi tương ứng được nhận.

Các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc cần phải có sự trung thực tuyệt đối để đảm bảo lợi ích cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Đặc biệt phải thỏa thuận chắc chắn về quyền, lợi ích cũng như các tính chất bảo hiểm cụ thể.

– Ưu điểm:

– Công ty nhượng tái bảo hiểm có lựa chọn dịch vụ để chào tái bảo hiểm từng phần trách nhiệm vượt quá khả năng. Khi đó, họ có thể an tâm trong trường hợp rủi ro có xảy ra trên thực tế hay không.

– Người nhận tái bảo hiểm có điều kiện thu được một nguồn phí tái bảo hiểm lớn hơn và có phần thăng bằng hơn so với các hình thức tái bảo hiểm tạm thời. Bên cạnh rủi ro lớn cũng là giá trị nhận được từ hợp đồng có thể rất lớn.

– Nhược điểm:

– Nhà tái bảo hiểm không có quyền từ chối những rủi ro mà người tái bảo hiểm chuyển cho họ.

– Trường hợp công ty nhượng có nhiều đơn vị rủi ro cần đem tái bảo hiểm thì chi phí hành chính cho việc áp dụng hình thức này rất tốn kém.

5. Vai trò của tái bảo hiểm:

Tái bảo hiểm có vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, đối với cả những người tham gia bảo hiểm. Vai trò của tái bảo hiểm được thể hiện:

– Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc.

– Nâng cao khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó.

– Công ty bảo hiểm nhỏ có thể nhận được những hợp đồng bảo hiểm lớn.

– Phòng ngừa rủi ro bất thường. Tái bảo hiểm cho phép các công ty bảo hiểm gốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với khách hàng bất chấp các rủi ro đó xảy ra.

– Tái bảo hiểm là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu của những nhà bảo hiểm trong việc dàn trải rủi ro và tổn thất.

– Công ty bảo hiểm gốc được hỗ trợ về mặt tài chính nhờ khoản hoa hồng tái bảo hiểm, hỗ trợ về mặt kỹ thuật,…

– Đảm bảo khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm gốc. Giúp khách hàng yên tâm có thể nhận được bồi thường chính xác, đầy đủ và kịp thời.

– Phân tán rủi ro cho những nhà bảo hiểm. Phân tán rủi ro giữa các quốc gia với nhau.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2019.

Back To Top