BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
MIC nhận bảo hiểm cho các loại hàng hóa vận chuyển từ Việt nam đến các nước trên thế giới và các nước trên thế giới về Việt Nam bằng đường hàng không, đường biển…
ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM
Hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam đến các nước trên thế giới
Hàng hóa vận chuyển từ các nước trên thế giới về Việt Nam
PHẠM VI BẢO HIỂM
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không không bảo hiểm cho:
– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí được quy cho hành vi cố ý của người được bảo hiểm.
– Rò rỉ thông thường, hao hụt hoặc giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn thông thường của đối tượng bảo hiểm.
– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra do đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng bảo hiểm chưa đầy đủ hay không thích hợp.
– Gây ra bởi khuyết tật hay tính chất sẵn có của đối tượng bảo hiểm.
– Phát sinh từ tình trạng không thích hợp của máy bay, phương tiện vận chuyển, container hay thùng hàng cho việc chuyên chở an toàn đối tượng bảo hiểm.
– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm.
– Phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người chủ, người quản lý, người thuê hoặc người khai thác máy bay.
– Phát sinh từ năng lượng nguyên tử, hạt nhân, chất phóng xạ.
– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, hành động thù địch.
– Gây ra bởi chiếm, bắt giữ, kiềm chế hay cầm giữ (trừ khi do không tặc).
– Do mìn, thủy lôi, bom trôi dạt hoặc những vũ khí chiến tranh trôi dạt khác.
– Tổn thất, tổn hại hoặc chi phí gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng, những người tham gia gây rối, phá rối trật tự hoặc bạo động.
– Là hậu quả của đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động, phá rối trật tự.
– Gây ra bởi khủng bố hoặc vì động cơ chính trị.
2. Quy tắc Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển Điều kiện A (ICC-A 1982)
MIC sẽ bồi thường những tổn thât, thiệt hại cho những rủi ro sau:
2.1 Mất mát, hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
– Cháy hoặc nổ
– Tàu, sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
– Phương tiện vận tải trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
– Tàu, sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển đâm va nhau hoặc đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước.
– Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
– Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh
– Thời tiết xấu
– Manh động, hành động manh tâm
– Cướp biển
– Các rủi ro đặc biệt như: hàng không giao, giao thiếu, mất cắp, bể, vỡ, ướt…
2.2 Mất mát, hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi:– Hy sinh tổn thất chung– Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu
– Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.
2.3 Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi sà lan.3. Quy tắc Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển Điều kiện B (ICC-B 1982)MIC sẽ bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho những rủi ro sau:
3.1 Mất mát, hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
– Cháy hoặc nổ
– Tàu, sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
– Phương tiện vận tải trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
– Tàu, sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển đâm va nhau hoặc đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước.
– Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
– Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh
3.2 Mất mát, hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi:– Hy sinh tổn thất chung– Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu
– Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.
3.3 Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi sà lan.4. Quy tắc Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biểm Điều kiện C (ICC-C 1982)MIC sẽ bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho những rủi ro sau:
4.1 Mất mát, hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho:
– Cháy hoặc nổ
– Tàu, sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
– Phương tiện vận tải trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
– Tàu, sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển đâm va nhau hoặc đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước.
– Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
4.2 Mất mát, hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi:
– Hy sinh tổn thất chung
– Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu.
SỐ TIỀN BẢO HIỂM VÀ PHÍ BẢO HIỂM
Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai và được MIC chấp nhận. Thông thường số tiền bảo hiểm được tính gồm giá tiền hàng (C) ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng chi phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I). Số tiền bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi này không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm
Phí bảo hiểm: Vui lòng liên hệ để được biết
HỒ SƠ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM
Hồ sơ bồi thường bao gồm:
– Bản chính của hợp đồng bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;
– Bản chính hoặc bản sao hóa đơn gửi hàng, kèm theo bản kê chi tiết hàng hóa và/hoặc phiếu ghi trọng lượng;
– Bản chính của vận tải đơn và/hoặc hợp đồng chuyên chở các loại;
– Biên bản giám định và chứng từ tài liệu khác ghi rõ mức độ tổn thất;
– Giấy biên nhận hoặc giấy chứng nhận thu giao hàng và phiếu ghi trọng lượng tại nơi nhận cuối cùng;
– Bản sao báo cáo hải sự và/hoặc trích sao nhật ký hàng hải;
– Công văn thư từ trao đổi với người chuyên chở và các bên khác về trách nhiệm của họ đối với tổn thất;
– Thư đòi bồi thường;
– Các chứng từ khác liên quan đến khiếu nại.
– Các giấy tờ khác theo yêu cầu của MIC (nếu có).
CÔNG TY BẢO HIỂM MIC ĐÔNG SÀI GÒN
Email: hungnm2@mic.vn
Hotline: 0979.407.788 – 0914.798.239
Website: http://micdongsaigon.com.vn/