BẢO HIỂM DU THUYỀN

ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM

  • Tất cả những chủ tàu, người quản lý, người điều hành đều có thể tham gia điều khoản Bảo hiểm du thuyền tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội ( MIC).
  • Tàu có nghĩa là vỏ tàu, máy tàu, xuồng, dụng cụ và thiết bị, tất cả những thứ mà thông thường được bán với tàu khi thay đổi quyền sở hữu.

    Duthuyen Xhsj
    Bảo hiểm Quân Đội (MIC) – Bảo hiểm du thuyền

PHẠM VI BẢO HIỂM

  1. Bảo hiểm này bảo hiểm tổn thất hay tổn hại của đối tượng bảo hiểm gây bởi:
  • Hiểm họa của biển, sông hồ hoặc các vùng nước có thể hành thủy.
  • Hỏa hoạn.
  • Vứt tài sản xuống biển.
  • Cướp biển.
  • Va chạm với máy bay hay vật tương tự, hoặc vật rớt từ đó, với phương tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến cảng.
  • Động đất, núi lửa phun hay sét đánh.

     2. Và với điều kiện tổn thất hoặc tổn hại đó không do sự thiếu mẫn cán hợp lý của người được bảo hiểm, chủ tàu hay người quản lý, bảo hiểm này bảo hiểm:

  • Tổn thất hay tổn hại của đối tượng bảo hiểm gây bởi:
    • Tai nạn trong khi bốc dỡ và di chuyển phụ tùng, dụng cụ, thiết bị, máy móc hay nhiên liệu.
    • Nổ.
    • Hành động ác ý.
    • Trộm toàn bộ tàu hoặc (các) xuồng của tàu, hoặc các động cơ gắn bên ngoài miễn là chúng đã được khóa kỹ vào tàu hoặc (các) xuồng của tàu bởi thiết bị chống trộm ngoài phương pháp gắn kết thông thường, hoặc việc trộm máy móc bao gồm cả các động cơ gắn bên ngoài tàu, dụng cụ hoặc thiết bị sau khi đột nhập vào tàu bằng vũ lực.
  • Tổn thất hoặc tổn hại của đối tượng bảo hiểm, trừ động cơ và hệ thống truyền động (nhưng không kể giá trục chân vịt và chân vịt) thiết bị điện, ắc qui và hệ thống dây nối, gây bởi:
  • Ẩn tỳ trong máy móc hoặc thân tàu, nổ nồi hơi, gãy trục cơ (loại trừ chi phí và phí tổn thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận bị ẩn tỳ, trục bị gãy hoặc nồi hơi bị nổ).
  • Bất cẩn của bất kỳ người nào, nhưng loại trừ phí tổn sửa chữa bất kỳ khiếm khuyết nào là hậu quả của sự bất cẩn hoặc vi phạm hợp đồng đối với mọi công việc sửa chữa hoặc hoán cải được thực hiện bởi người được bảo hiểm và/hoặc chủ tàu hoặc đối với việc bảo dưỡng tàu.
  • Bảo hiểm này bảo hiểm chi phí giám định đáy tàu sau khi bị mắc cạn, nếu phải gánh chịu một cách hợp lý đặc biệt cho mục đích đó, ngay cả khi không tìm thấy hư hỏng.

     3. Trách nhiệm đối với người thứ ba

     4. Chi phí tố tụng

     5. Tàu cùng chủ: Nếu tàu được bảo hiểm đâm va phải tàu khác hoặc được tàu khác cứu nạn mà tàu khác đó toàn bộ hay một phần thuộc cùng một chủ hoặc cùng một quyền quản lý thì người được bảo hiểm vẫn có mọi quyền theo bảo hiểm này như thể chiếc tàu đó hoàn toàn là của chủ tàu không có quyền lợi liên quan đến tàu được bảo hiểm, nhưng trong trường hợp đó, trách nhiệm về đâm va hoặc những số tiền phải trả cho dịch vụ đã cung ứng phải đưa ra trọng tài duy nhất được thỏa thuận giữa MIC và người được bảo hiểm để giải quyết.

      6. Chi phí chung và cứu hộ

      7. Chi phí di chuyển xác tàu: Bảo hiểm này cũng bồi thường các chi phí, sau khi khấu trừ tiền công cứu hộ, trục vớt xác tàu được bảo hiểm từ nơi mà người được bảo hiểm sở hữu, thuê hoặc cư ngụ.

     8. Các mở rộng phần trách nhiệm:

  • Chi phí bồi thường cho người lao động
  • Điều khoản xuồng cao tốc
  • Trách nhiệm với người thuê ván lướt

 HỒ SƠ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM

Giấy yêu cầu bồi thường (Theo mẫu của MIC), trường hợp Người được bảo hiểm lập công văn thì phải thể hiện được nội dung tương tự. Giấy yêu cầu bồi thường phải có dấu và bút tích của Lãnh đạo đơn vị

  • Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm, sửa đổi bổ sung (nếu có)
  • Biên bản kiểm tra tình trạng trước khi nhận bảo hiểm (nếu có)
  • Hồ sơ tàu, các giấy tờ đăng kiểm, bằng cấp thuyền trưởng, máy trưởng
  • Báo cáo chi tiết của thuyền trưởng về (tổn thất thuộc phần vỏ) và máy trưỏng (tổn thất thuộc phần máy) hoặc của điện trưởng về (tổn thất thuộc phần điện)….
  • Biên bản giám định sự cố có hình ảnh minh họa
  • Bản tin thời tiết (nếu tổn thất liên quan đến thời tiết xấu)
  • Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (đâm va, mắc cạn, va phải đá ngầm…)
  • Bản dự toán, chi phí sửa chữa của nơi sửa chữa
  • Biên bản nghiệm thu, bản quyết toán chi phí sửa chữa
  • Các chứng từ hóa đơn sửa chữa
  • Bản tính toán số tiền bồi thường của người khiếu nại
  • Các chứng từ hóa đơn liên quan đến khắc phục sự cố
  • Biên bản kiểm tra sau khi sửa chữa của Đăng kiểm và hóa đơn
  • Thông báo từ bỏ tàu (nếu tàu bị tổn thất toàn bộ ước tính)
  • Các chứng từ chuyển trả tiền của chủ tàu nếu chủ tàu buộc phải trả tiền trong trường hợp khẩn cấp (phải bồi thường dứt điểm một số tiền để tàu khỏi bị bắt)
  • Bảo lãnh ngân hàng và/hoặc bảo lãnh của hội P&I về trách nhiệm của tàu khác không phải tàu được bảo hiểm (trường hợp có liên quan đến người thứ ba)
  • Các giấy tờ khác theo yêu cầu của MIC (nếu có).

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể cần thêm các chứng từ sau:

  1. Khi tàu bị tai nạn đâm va:
  • Tài liệu liên quan đến các thao tác tránh va và thông tin liên lạc giữa hai tàu trước khi xảy ra tai nạn
  • Tài liệu về việc xác định trách nhiệm đâm va của các tàu và việc giải quyết bồi thường giữa các bên
  • Khiếu nại của các tàu trong vụ đâm va;
  • Các biện pháp của tàu nhằm hạn chế tổn thất …

2. Trường hợp tàu bị cháy:

  • Các chứng từ liên quan đến việc chữa cháy;
  • Biên bản của cơ quan chức năng kết luận về nguyên nhân vụ cháy…

3. Trường hợp tàu bị mắc cạn:

  • Biên bản lặn kiểm tra đáy tàu và hóa đơn
  • Hợp đồng, chi phí thuê tàu lai kéo ra cạn…
  • Các chứng từ liên quan đến việc dỡ hàng để làm nổi tàu…

 


CÔNG TY BẢO HIỂM MIC ĐÔNG SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 46 Đường số 12 , Khu phố 5 , Phường Hiệp Bình Chánh , Thành phố Thủ Đức , Thành phố Hồ Chí Minh

Email: hungnm2@mic.vn

Hotline: 0979.407.788 – 0914.798.239

Website: http://micdongsaigon.com.vn/

Form Đặt hàng

Tên Sản Phẩm

Tin Cùng chuyên mục

Back To Top